Nha đam là loại cây dân dã, dễ trồng, được nhiều người biết đến như “thần dược” với tác dụng làm đẹp da. Tuy nhiên tác dụng của nha đam không chỉ có vậy. Loại cây này còn là một vị thuốc quý cho sức khỏe người sử dụng.
1.Tìm hiểu về cây nha đam
Cây nha đam còn có tên gọi khác là lô hội, long thủ, cây dứa tàu. Là loại cây có nguồn gốc từ Bắc Phi. Lá có hình mũi mác dày, bên trong là lớp gel mọng nước chứa nhiều axit cinnamic, các vitamin B1, B2, B6 cùng với axit folic,… Đặc biệt, lớp gel này còn chứa nhiều vi chất giúp loại bỏ tế bào già, tái sinh tế bào mới nên thường được sử dụng để làm đẹp, chị em sẽ sở hữu làn da căng mọng, mịn màng, tràn đầy sức sống.
Nha đam hay còn được gọi là lô hội và tác dụng của cây nha đam
Làm đẹp da
Nhờ vào các dưỡng chất có tính chống viêm, kháng khuẩn mà nha đam có tác dụng dịu nhẹ, làm lành, trị thâm những vết thương do mụn gây ra. Đặc biệt, độ pH của nha đam giúp se khít lỗ chân lông, ngăn ngừa và giảm mụn hiệu quả. Bên cạnh đó, nha đam kích thích cơ thể tồng hợp collagen và các elastin – tái tạo tế bào mới; hạn chế sản sinh melanin – ngăn ngừa và điều trị nám da.
Tác dụng với tóc
Trong thành phần của nha đam chứa một lượng khổng lồ các axit amin và enzyme proteolytic giúp cải thiện hiệu quả sức khoẻ da đầu, điều trị hiệu quả hiện tượng tóc rụng, thúc đẩy tóc mọc lại nhanh chóng.
Điều trị rụng tóc
Độ pH của nha đam giúp cân bằng độ pH trên da đầu. Vì vậy sử dụng sẽ giúp tóc không bị khô, đầy đủ dinh dưỡng, chắc khỏe và không bị rụng.
Thúc đẩy tóc mọc nhanh chóng
Vitamin A,C,E có trong thành phần của nha đam có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển của tế bào tóc. Ngoài ra, enzym proteolytic giúp chữa lành da đầu, kích thích các nang tóc hoạt động, thúc đẩy mọc tóc lại.
Trị gàu, ngăn ngừa các bệnh da đầu
Nhờ axit salicylic có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn mà cây nha đam có thể ngăn ngừa các bệnh về da đầu như gàu, nấm, mẩn ngứa,…
Kháng khuẩn, chống viêm
Nhờ một số hợp chất chống viêm như axit salixylic, chromone C-glucosyl và enzyme bradykinase nên loại cây này có khả năng ức chế quá trình sản sinh axit của cơ thể, đồng thời ngăn ngừa chứng viêm.
Tốt cho tiêu hóa
Nhờ chứa một số enzyme có tác dụng đường phân, làm vỡ chất béo, hỗ trợ quá trình tiêu hóa của cơ thể. Đồng thời giúp giảm các triệu chứng khó chịu ở dạ dày và ruột, cải thiện các tình trạng của bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn ruột kích thích và các chứng liên quan tới rối loạn tiêu hóa khác.
Điều hòa kinh nguyệt
Nha đam có tác dụng trong việc điều hòa các hormone, từ đó điều hòa kinh nguyệt một cách hiệu quả. Với tác dụng này, chị em nên sử dụng ở dạng nước ép.
Chữa lành vết thương
Thoa, đắp nha đam lên vùng da bị loét, bỏng sẽ giúp lành vết đau nhanh hơn.
Giảm đau, trị loét dạ dày
Nha đam giảm đau khi bị ợ nóng nhờ khả năng kiểm soát sự tiết axit trong dạ dày. Đồng thời nhiều nghiên cứu còn chứng minh loài cây này có khả năng chống lại các vết loét dạ dày và giữ cho các vết loét không lớn hơn.
2.Một số lưu ý khi sử dụng
Sau khi biết được các công dụng cây nha đam, chắc hẳn nhiều chị em rất nóng lòng muốn tìm mua và chế biến. Tuy nhiên hãy lưu ý những nguyên tắc sau đây:
Chỉ sử dụng nguyên liệu tươi, có nguồn gốc rõ ràng.
Nếu dùng nha đam để thoa trực tiếp lên mặt nên chọn nha đam bẹ nhỏ, mọng nước, xanh nhạt, không bị chảy mủ vàng.
Trong thời gian làm đẹp bằng nha đam, không tiếp xúc trực tiếp da với ánh nắng mặt trời, thoa kem chống nắng đều đặn.
Chỉ nên sử dụng vào buổi tối và dùng 2-3 lần/ tuần.
Thời gian đắp mặt nạ không quá ngắn, cũng không quá dài, khoảng 15-20 phút, không nên đắp qua đêm.
Cần thử phản ứng của da trước khi đắp mặt nạ nha đam lên mặt.
Cần xử lý lớp nhựa nha đam trước khi sử dụng. Chỉ sử dụng phần gel nha đam trong suốt.
Cách sử dụng cây nha đam ( Lô hội )
Trị mụn bằng nha đam ( lô hội )
Nha đam có thể tiêu diệt mụn bằng các cách đơn giản như sau:
Cách 1: Dùng nha đam bôi trực tiếp lên nốt mụn để ức chế mụn phát triển.
Cách 2: Lấy 200g thịt nha đam trộn cùng 50g đường cát, 2 muỗng cà phê mật ong, thêm đá đập nhỏ và ăn trực tiếp.
Cách 3: Chuẩn bị 500ml nước cốt nha đam và 200ml mật ong, để tủ lạnh dùng dần. Mỗi bữa ăn uống 3 muỗng canh, ngày uống 3 lần.
Cách 4: Trộn chung gel nha đam với nước vo gạo để lắng. Đắp hỗn hợp lên mặt khoảng 15-20 phút và rửa lại bằng nước sạch.
Trị nám bằng nha đam
Cách 1 (Trị nám bằng nha đam và lá diếp cá): Ép diếp cá lấy nước và trộn cùng gel nha đam. Bôi lên vùng da bị nám 20 phút rồi rửa sạch lại với nước. Áp dụng kiên trì, tuần 2-3 lần.
Cách 2 (Trị nám bằng nha đam mật ong): Nha đam thái nhỏ, nấu với nước. Sau đó chắt lấy nước và trộn cùng với mật ong. Dùng hỗn hợp đắp lên vùng da bị nám.
Dưỡng trắng bằng nha đam
Cách 1 (Dưỡng trắng da bằng nha đam và Vitamin E): Nha đam tươi trộn cùng 1 viên vitamin E. Bôi lên da, massage rồi rửa sạch mặt sau 15 phút.
Cách 2 (Dưỡng trắng da bằng nha đam và táo): Dùng lá nha đam tươi trộn cùng nước ép táo. Bôi lên mặt trong 15 phút và rửa sạch lại với nước.
Cách 3 (Dưỡng trắng da bằng nha đam và cà chua): Lấy nha đam và cà chua xay nhuyễn. Bôi lên mặt 15-20 phút rồi rửa sạch.
Trị thâm mắt bằng nha đam
Cách 1: Chuẩn bị nha đam và khoai tây với tỷ lệ 1:1. Cho vào máy xay xay nhuyễn rồi cuốn hỗn hợp vào một miếng vải sạch, đặt lên mắt và vùng da xung quanh khoảng 15-20 phút. Áp dụng kiên trì khoảng 1 tháng, tuần 3 lần để cảm nhận hiệu quả.
Cách 2: Dùng nha đam tươi với cách làm tương tự như trên. Xay nhuyễn nha đam, gói kín bằng vải, đắp lên mắt và thư giãn. Tuần dùng đều đặn 3 lần.
Trị thâm mụn bằng nha đam
Cách 1 Trị thâm mụn bằng nha đam và mật ong: Trộn đều gel nha đam và mật ong với tỷ lệ 1:2 và thêm 1 chút muối. Thoa đều hỗn hợp lên những vết thâm do mụn và để yên trong 20 phút. Sau đó, rửa mặt thật sạch và lau khô mặt.
Cách 2 Trị thâm mụn bằng nha đam và nước cốt chanh: Chuẩn bị 1 lá nha đam và 1 quả chanh. Xay nhuyễn phần thịt nha đam và vắt thêm nước cốt chanh. Đắp lên mặt trong 10 phút rồi rửa sạch. Dùng 3 lần/ tuần.
Trị các bệnh khác của lô hội (nha đam)
Nha đam trị đau dạ dày: Chuẩn bị 2 nhánh nha đam, 20g nghệ vàng, 20g dạ cẩm, 6g cam thảo. Cho vào đun cùng 1l nước đến khi còn 500ml. Chia thành 3 phần bằng nhau, uống trước khi ăn 30 phút. Sử dụng 2 – 4 tuần, tùy vào mức độ của bệnh.
Nha đam điều trị bỏng: Lấy nha đam tươi bôi trực tiếp lên vùng da bị bỏng để xoa dịu và giảm đau, ngứa rát. Các dưỡng chất trong nha đam không chỉ chống viêm mà bổ sung độ ẩm, giúp tái tạo da hiệu quả.
3.Những ai không nên sử dụng
Với những tác hại như giảm đường huyết, thay đổi nhịp tim, gây dị ứng,… nha đam không sử dụng trong những trường hợp:
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng bởi sẽ kích thích tử cung co thắt, dẫn tới khuyết tật thai nhi hoặc sảy thai.
Phụ nữ đang cho con bú
Khi sử dụng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới em bé. Có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa cho trẻ nhỏ.
Người bị bệnh trĩ
Nhựa nha đam sẽ kích thích đại tràng, làm tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng. Tương tự như vậy, người bị các bệnh lý về thận cũng không nên sử dụng, dễ tăng khả năng suy thận.
Người bị huyết áp, tiểu đường
Những phụ nữ bị bệnh huyết áp, tiểu đường cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nha đam. Bởi sử dụng có thể khiến lượng đường trong máu giảm thông qua việc giảm insulin trong cơ thể.
Người bị hạ kali máu
Nha đam có tác dụng nhuận tràng, tuy nhiên nếu dùng quá nhiều có thể gây mất nước, tiêu chảy, suy giảm điện giải khiến tình trạng hạ kali của cơ thể càng nghiêm trọng
Qua những thông tin có trong bài viết dưới đây, chắc hẳn các chị em cũng biết được những tác dụng của nha đam đối với cơ thể, đặc biệt là tác dụng làm đẹp. Để nâng cao hiệu quả trong công cuộc giữ gìn nét xuân tươi trẻ, chị em hãy kết hợp nha đam với thành phần tinh chất mầm đậu nành, Vitamin E, Collagen từ cá để gia tăng hiệu quả, giảm nám, chống lão hóa cao gấp nhiều lần. Bên cạnh đó, khi có sự kết hợp với 4 thành phần thảo dược quý trong bài thuốc Tứ Vật Thang như Bạch Thược, Đương Quy, Xuyên Khung, Thuộc Địa sẽ giúp bổ huyết, sinh huyết, giúp da dẻ hồng hào, trắng sáng tự nhiên.