Mức quy định về giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng hiện nay là bao nhiêu? Những quy định khác liên quan đến bảo đảm thực hiện hợp đồng là gì? Chắc chắn đây là câu hỏi mà rất nhiều doanh nghiệp, chủ đầu tư đang thắc mắc. Vậy hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Khái niệm liên quan đến giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng là gì?
Các khái niệm bảo đảm thực hiện hợp đồng
Đầu tiên ta cần phải hiểu bảo đảm thực hiện đồng là gì? Theo khoản 2 của điều 4 của Luật đấu thầu năm 2013. Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc của các nhà thầu, các nhà đầu tư. Họ thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ, nộp thư bảo lãnh vào tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Với mục đích là đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu, chủ đầu tư.
Chúng ta cần phải biết thêm về khái niệm gói thầu. Gói thầu được hiểu là một phần hoặc toàn bộ dự toán, dự án mua sắm. Gói thầu sẽ có thể gồm những những nội dung mua sắm giống nhau nhưng khác dự án hoặc khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua thắm cho một thời kỳ, đối với các trường hợp mua sắm tập trung hoặc mua sắm thường xuyên.
Lợi ích của việc bảo đảm thực hiện hợp đồng
Trong tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống thì đều có thể xảy ra rủi ro. Nhất là trong làm ăn, kinh doanh thì việc thực hiện bảo đảm rủi ro là vô cùng cần thiết. Nó sẽ bảo đảm quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức. Họ có thể tự quy định với nhau về các điều kiện để tránh rủi ro. Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cũng có những quy định để tránh rủi ro cho các bên.
Mức quy định về giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng
Dưới đây là những thông tin cần thiết về giá trị bảo đảm thực hiện của hợp đồng.
Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng ở mức bao nhiêu?
Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được chia là hai đối tượng khác nhau là: bảo đảm thực hiện hợp đồng với nhà thầu và bảo đảm thực hiện hợp đồng với nhà đầu tư.
- Nếu bảo đảm thực hiện với nhà thầu thì phải căn cứ vào điều 66 của Luật đấu thầu năm 2013. Khi đó nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện các biện pháp để bảo đảm thực hiện hợp đồng. Trừ các nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng. Khi đó giá trị bảo đảm sẽ được căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu. Giá trị bảo đảm hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá trúng thầu.
- Còn với việc thực hiện bảo đảm hợp đồng với nhà đầu tư ta căn cứ theo quy định của điều 72 Luật đấu thầu năm 2013. Giá trị bảo đảm thực hiện của hợp đồng cũng được căn cứ theo quy mô, tính chất của dự án. Giá trị bảo đảm phải được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Theo mức xác định từ 1% đến 3% tổng mức đầu tư dự án.
Các quy định khác liên quan đến bảo đảm thực hiện hợp đồng
Bên cạnh đó còn có các quy định khác liên quan đến việc bảo đảm thực hiện hợp đồng.
- Về thời điểm thực hiện của bảo đảm thực hiện hợp đồng: Chủ đầu tư hoặc nhà thầu phải đảm bảo thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
- Thời gian thực hiện bảo đảm hợp đồng: Cần lưu ý rằng thời gian có hiệu lực của giá trị bảo đảm hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên đã hoàn thành xong nghĩa vụ của từng bên. Nếu có trường hợp gia hạn thêm thời gian thực hiện hợp đồng. Khi đó nhà thầu cần phải gia hạn bảo đảm hợp đồng tương ứng.
- Các trường hợp từ chối hoàn trả bảo đảm hợp đồng như: nhà thầu từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực, nhà thầu vi phạm các điều khoản trong hợp đồng, thực hiện hợp đồng chậm do tiến độ của chủ đầu tư nhưng lại từ chối gia hạn bảo đảm hợp đồng.
Sau khi đọc bài viết bạn đã nắm rõ được giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng là bao nhiêu chưa nhỉ? Việc bảo đảm thực hiện hợp đồng là vô cùng quan trong các dự án. Do đó, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ các thông tin chúng tôi đã cung cấp. Tránh dẫn đến tình trạng hợp đồng bị hủy giữa chừng mà không có gì cam kết, đảm bảo.