Quản lý tài chính cá nhân là một trong những kỹ năng sống quan trọng nhất. Bạn có bao giờ thắc mắc các doanh nhân thành đạt như Warren Buffett, Tim Cook, Bill Gates… đã áp dụng những nguyên tắc, quy chuẩn nào để trở thành “bậc thầy” trong việc quản lý dòng tiền cá nhân? Cùng Ngân hàng số Timo theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ quản lý tài chính cá nhân là gì?
1.Quản lý tài chính cá nhân là gì?
Quản lý tài chính là ứng dụng các nguyên tắc tài chính vào việc quản lý tiền bạc của bản thân hoặc gia đình. Việc quản lý tài chính cá nhân sẽ liên quan đến các vấn đề tài chính thường gặp như: chi tiêu, thu nhập, đầu tư, tiết kiệm,… Hoặc bạn cũng có thể hiểu đơn giản đây là việc sử dụng đồng tiền sao cho hiệu quả nhất để giúp bạn sống thoải mái, tránh gặp phải những rủi ro không đáng có từ cuộc sống thường ngày.
2. Top 9 nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Nguyên tắc 1: Xác định nguồn ngân sách
Việc đầu tiên khi bắt tay vào quản trị tài chính cá nhân đó chính là liệt kê ra tất cả các nguồn thu nhập định kỳ mà bạn có. Lưu ý là nên liệt kê càng chi tiết càng tốt. Điều này giúp bạn dễ tính toán và phân bổ các khoản chi một cách hợp lí nhất.
Nguyên tắc 2: Kiểm soát chi tiêu và cắt giảm các khoản không quan trọng
Nên hình thành thói quen kiểm soát chi tiêu theo ngày, tháng và năm, từ đó xác định các khoản chi tiêu cần thiết và các khoản có thể cắt giảm. Ví dụ, mỗi tháng bạn phải tốn một số tiền nhất định cho các nhu cầu cơ bản như ăn uống, nhà ở, đi lại,… Đó là những khoản chi tiêu không thể cắt giảm. Ngược lại, bạn có thể giảm bớt các khoản chi phí cho việc shopping, xem phim, tụ tập cùng bạn bè,…
Nguyên tắc 3: Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng với các hạn mức tín dụng, ưu đãi thanh toán hấp dẫn và ít tạo áp lực chi tiêu hơn tiền mặt. Điều đó khiến bạn dễ chi tiêu quá trớn và cuốn vào các đợt “flash sale” mua sắm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính của bạn với các khoản bội chi cần thanh toán.
Nguyên tắc 4: Đầu tư sinh lời với số tiền nhàn rỗi
Khoản dự phòng ngoài chức năng giải quyết các rủi ro trong tương lai, còn là khoản tiết kiệm mà bạn có thể đầu tư sinh lời. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn các kênh đầu tư tài chính phù hợp và an toàn như gửi tiết kiệm, tham gia các quỹ đầu tư tích lũy,…
Nguyên tắc 5: Chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được
Bạn nên chi tiêu ít hơn số tiền mà bạn kiếm được, để có thể tích lũy lại một phần tiền để dùng cho tương lai hoặc đầu tư. “Không nên tiêu quá 10% số tiền bạn kiếm được” là một nguyên tắc tiêu dùng và quản lý tài sản mà nhiều chuyên gia khuyến nghị. Ví dụ, nếu thu nhập của bạn là 15 triệu đồng mỗi tháng, bạn không nên mua đôi giày có giá hơn 1,5 triệu đồng.
Nguyên tắc 6: Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt khi quản lý chi tiêu
Sự tuân thủ sẽ quyết định hiệu quả lẫn kết quả của việc quản lý chi tiêu. Bên cạnh đó, đây là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và cần thực hiện lâu dài. Tỷ lệ của các khoản chi tiêu, thu nhập, cũng như nhu cầu của mỗi người là khác nhau. Cho nên bạn cần linh hoạt, cân chỉnh các con số sao cho phù hợp với bản thân nhất.
Nguyên tắc 7: Trích 10-15% khoản thu nhập hàng tháng để tiết kiệm
Tiết kiệm ít nhất từ 10 – 15% nguồn thu nhập hàng tháng là nguyên tắc cơ bản nhưng đem lại hiệu quả cực kỳ cao đối với người mới bắt đầu thực hiện quản trị tài chính cá nhân. Sau đó, bạn có thể nâng dần mức tiết kiệm tùy vào thu nhập hiện tại của bản thân.
Nguyên tắc 8: Đầu tư vào bản thân bằng cách mua các quỹ phòng hộ hoặc bảo hiểm nhân thọ
Hiện nay, các sản phẩm như bảo hiểm nhân thọ hoặc quỹ phòng hộ được mọi người cân nhắc lựa chọn đầu tư cho bản thân. Bởi vì nó không chỉ giúp bảo vệ tài chính của người tham gia trước các rủi ro trong cuộc sống mà còn kết hợp thêm các quyền lợi tích lũy và đầu tư. Điều này vừa giúp người tham gia rèn luyện thói quen quản lý chi tiêu hợp lý vừa có một nguồn tiền dư dả dành cho việc nghỉ hưu.
Nguyên tắc 9: Tìm kiếm thêm các nguồn thu nhập khác
Bạn có thể tìm thêm một số công việc làm ngoài giờ khác để tăng thu nhập tùy vào năng lực và sở thích của bản thân. Chẳng hạn như nếu có khả năng viết lách tốt, bạn có thể tìm kiếm các công việc liên quan đến phát triển nội dung, lên kịch bản,… Tuy nhiên, bạn cần biết cách sắp xếp và cân bằng thời gian hợp lý để có thể đảm bảo hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
3.Tại sao các bạn cần phải có kỹ năng quản lý tài chính?
Việc quản lý tài chính cá nhân ảnh hưởng vô cùng lớn đến thu nhập, chi tiêu và các khoản đầu tư của bạn. Một khi bạn quản trị tốt tài chính của mình từ việc kiểm soát chi tiêu đến kiểm soát vốn vào các kênh đầu tư, đồng thời hạn chế tối đa các rủi ro có thể gặp phải trong cuộc sống thì bạn và gia đình sẽ nhanh chóng đạt được mức tự do tài chính như mong muốn. Lúc đó, bạn sẽ có được cuộc sống thảnh thơi vô lo áp lực tài chính.
Quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn hiểu về dòng tiền và nhận thức rõ về tình hình tài chính của mình hơn. Nhờ đó, bạn sẽ biết được mình có cần thêm nguồn thu nhập hoặc phải giảm chi tiêu hay không, hoặc khoản đầu tư tài chính cá nhân nào phù hợp,…Bạn sẽ kiểm soát được cách thức hoạt động của đồng tiền của mình. Để thuận tiện và dễ dàng trong việc quản lý chi tiêu, bạn có thể sử dụng các app quản lý chi tiêu.
Bên cạnh thu nhập từ việc đi làm kiếm tiền, hàng tháng bạn còn có những khoản chi tiêu. Do đó, để đảm bảo cân bằng về mặt tài chính, chi tiêu hợp lí và có thể tiết kiệm từ thu nhập, bạn nên biết cách quản lý tài chính cá nhân sao cho thật hiệu quả.
- Dễ dàng lập các mục tiêu tài chính cá nhân
Khi am hiểu về quản lý tài chính, bạn có thể xây dựng được các mục tiêu tài chính trong tương lai như: mua nhà, mua xe, đầu tư tài chính cá nhân,… Bên cạnh đó bạn cũng biết được khả năng và thời gian đạt được của những mục tiêu này.
- Chủ động tài chính trong mọi trường hợp
Khoản dự phòng vô cùng quan trọng đối với cá nhân và gia đình bạn. Giúp bạn chủ động tài chính trong mọi trường hợp bất ngờ như tai nạn, bệnh tật,… Do đó, việc lập kế hoạch và quản lí tài chính vô cùng quan trọng, mang lại sự an tâm cho bạn và người thân.
- Quản lý và hạn chế các khoản nợ
Các khoản nợ thật ra không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng việc có quá nhiều khoản nợ và quản lý nợ không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến tài chính của bạn. Để hạn chế điều đó, bạn áp dụng cách quản lý tài chính để tránh các khoản bội chi và có kế hoạch trả nợ hợp lí.
- Gia tăng tài sản của bạn
Việc am hiểu về tài chính và lập các mục tiêu tương lai mà quản lý tài chính cá nhân mang lại, sẽ giúp bạn phát triển tài sản của mình nhanh chóng. Giúp bạn đầu tư tài chính cá nhân đúng đắn, loại bỏ các khoản nợ không cần thiết, gia tăng khoản tiết kiệm.
- Quản lý tài chính tốt giúp nâng cao mức sống
Kết quả của việc quản lý tài chính cá nhân đúng đắn sẽ giúp bạn gia tăng tài sản, ổn định tài chính và có các khoản dự phòng bảo đảm cuộc sống an toàn. Từ đó bạn có các khoản dư dả để đầu tư vào bản thân, thỏa mãn các sở thích cá nhân như du lịch, mua sắm và nâng cao mức sống.
Khi bạn đã tăng khoản tiết kiệm và muốn bắt đầu đầu tư để gia tăng tài sản của mình, hãy tham khảo ý kiến của một nhà hoạch định tài chính để giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư khôn ngoan.
Một cố vấn tài chính tốt sẽ chỉ ra được những rủi ro liên quan đến mỗi khoản đầu tư và giúp bạn tìm ra sản phẩm phù hợp với khả năng và nhu cầu hoàn vốn đầu tư của bạn. Đồng thời giúp bạn đạt được mục tiêu của mình nhanh nhất có thể. Một người lập kế hoạch tài chính cũng có thể giúp bạn lập ngân sách. Ngoài các cố vấn tài chính, bạn có thể tham khảo kinh nghiệm và ý kiến từ bố mẹ, đồng nghiệp, bạn bè,…