Kế toán là ngành học có tính ổn định và bền vững nhất từ trước đến nay, bất kì doanh nghiệp hay công ty nào cũng cần đến những kế toán giỏi để quản lý nguồn ra, nguồn vào về tài chính. Vậy kế toán là gì? Học kế toán ra làm gì? tôi sẽ giải đáp cho bạn trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi nhé.
1.Ngành kế toán là gì?
Nói một cách đơn giản: thì kế toán có kế là thống kê, ghi chép tài sản, tài sản, hoạt động của đơn vị, tổ chức, tích là tính toán kết quả thu được. Vậy khách quan mà nói kế toán là công việc ghi chép, tiếp nhận, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế, tài chính của các tổ chức và doanh nghiệp.
Nói cách khác, kế toán là bộ phận thuộc tổ chức và thực hiện quá trình thu, nhận và xử lý vấn đề liên quan đến tiền hay là quỹ của công ty. Toàn bộ quá trình tiếp nhận, xử lý và cung cấp thông tin, tình trạng tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự biến động của tài sản trong doanh nghiệp hoặc tổ chức, nhằm cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc ra quyết định, lựa chọn và đánh giá hiệu quả của các hoạt động của công ty.
Đối tượng chính của kế toán là quá trình hình thành và biến động của tài sản mà kế toán cần theo dõi, nó được biểu hiện trên hai phương diện là tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Sinh viên kế toán đại học sẽ được đào tạo từ kiến thức cơ bản đến kiến thức chuyên sâu, cụ thể như: nguyên lý thống kê, nguyên lý kế toán, kế toán tài chính, Kế toán ngân hàng, kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Nghiệp vụ thuế, kế toán quản trị, phân tích báo cáo tài chính, kế toán máy…
Hiện nay, nghề kế toán thường được chia thành 3 nghề chính là kế toán sản xuất, kế toán kiểm toán, và kế toán kinh doanh, dịch vụ, có nhiều cấp độ học khác nhau từ Trung cấp, Cao đẳng nghề, Cao đẳng đến Đại học. Chuyên ngành kế toán hiện nay được đào tạo ở rất nhiều trường, tuy nhiên về ngành kế toán thì không có nhiều trường đào tạo uy tín và bài bản.
2.Học kế toán ra làm gì?
Khi nói đến kế toán, chúng ta thường nghe nói rằng cơ hội việc làm ít, quá nhiều kế toán, kinh tế đi xuống nhu cầu nhân lực ít… nhưng nhận định này là sai. Vậy học kế toán ra làm gì? Kế toán là một phần không thể thiếu của bất kỳ tổ chức nào, từ nhà nước đến tư nhân. Vì vậy, thị trường việc làm và nhu cầu nhân lực ngành kế toán là rất lớn.
Sau khi tốt nghiệp có thể làm các công việc sau tại các công ty sau: chuyên viên kế toán, kế toán thuế, kiểm toán tài chính, kiểm soát viên, giao dịch ngân hàng, tư vấn tài chính, thủ quỹ,… Tất cả các lĩnh vực từ nhà nước đến các tổ chức quản lý tư nhân; môi giới chứng khoán, giám đốc tài chính, giám sát tài chính, kế toán trưởng, nhân sự kinh doanh và tài chính, giám đốc dự án của các công ty chứng khoán và ngân hàng;… tham gia vào nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí như sau:
- Chuyên viên phụ trách kế toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, tư vấn tài chính.
- Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ.
- Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, Quản lý tài chính.
- Nghiên cứu, Giảng viên, Thanh tra kinh tế…
3.Những tố chất cần thiết
Để có thể gắn bó lâu dài với nghề của những con số, bạn cần hội tụ các tố chất sau:
- Cẩn thận, tỉ mỉ, tư duy logic: Kế toán viên là người gắn liền với con số, sổ sách, giấy tờ để làm sao phản ánh chúng một cách chính xác nhất đối với người sử dụng thông tin. Vì vậy, cẩn thận, tỉ mỉ, tư duy logic là tiêu chí đầu tiên để bạn làm được nghề kế toán.
- Yêu thích các con số: Vì đây là ngành nghề tiếp xúc với giấy tờ và con số hằng ngày cho nên đòi hỏi bạn phải thực sự yêu thích các con số, nếu không bạn sẽ sớm bỏ cuộc.
- Có kỹ năng sử dụng tốt các phần mềm kế toán: với sự phát triển vượt bậc của Công nghệ như hiện nay thì các phần mềm kế toán ra đời ngày nhiều, vì thế, các bạn cần phải học cách sử dụng và khai thác các tiện ích trong phần mềm để giải quyết nhanh chóng mọi công việc.
Qua những thông tin được Swinburne Việt Nam tìm hiểu, khám phá và cung cấp ở trên, chắc chắn sinh viên và phụ huynh đã có những hiểu biết nhất định và cái nhìn tích cực về ngành kế toán. Đặc biệt là hiểu được ngành kế toán là gì và học kế toán ra làm gì để có lựa chọn và quyết định đúng cho mình.